Nhà thơ Bùi Giáng
Người từ vô tận tái sinh
Đi qua trần thế mang tình nhân gian
Rồi từ giấc mộng vừa tan
Quê hương một độ bàng hoàng ra đi
Ngày về bạc tóc hài nhi
Nắng chiều rủ xuống thầm thì trên vai
Giã từ giấc mộng Thiên Thai
Vô biên ngày ấy Như Lai gọi về.
BÙI GIÁNG
Thầy Quảng Thức phân tích hai câu thơ đầu: “Người từ vô tận tái sinh / Đi qua trần thế mang tình nhân gian”. Thầy nói rằng, Chư Phật, Bồ tát, Chư vị Tổ sư cũng đi vào nhân gian nhưng các vị không bị vướng vào nhân gian tình lụy; ngược lại, các vị đến với nhân gian bằng tuệ giác và tình thương lớn của chư Phật, giúp chúng sanh thoát khổ. Chúng ta thì đi vào trần thế lại bị vướng vào tình nhân gian, tình như lửa đốt, tình như tiếng sét giữa thinh không, chính cái tình nhân gian này đã đưa chúng ta trôi lăn, xoay vần trong sáu nẻo sanh tử.
Thầy Quảng Thức
“Rồi từ giấc mộng vừa tan / Quê hương một độ bàng hoàng ra đi”. Thầy nói, cái tình nhân gian đó vốn chỉ là huyễn mộng, thoáng có, thoáng không, vì là huyễn mộng nên chúng ta đang sống như người trong mộng, chúng ta đang sống trong mộng ái tình, tiền tài và danh lợi, có rồi lại muốn có thêm, mất rồi thì cất công tìm kiếm, quả thực, chúng ta đang tìm kiếm huyễn mộng, để rồi đến khi đến khi tàn mộng, thì bất giác “Quê hương một độ bàng hoàng ra đi”, thật vậy, chúng ta ra đi để bước vào cuộc chơi sanh tử mới, sáu nẻo đường đau khổ mà tưởng vui.
Để rồi “Ngày về bạc tóc hài nhi / Nắng chiều rủ xuống thầm thì trên vai”, Thầy giảng, sự khổ đau sanh tử đã làm cho tha nhân mệt nhoài, mà đến cuối đời tâm ta vẫn hoài như đứa trẻ, chưa chịu lớn lên, chưa chịu hiểu biết, đến tuổi xế chiều như hoàng hôn hiu hắt thì mới biết là đường tử sanh ta còn hoài chưa dứt.
Vô thường đến đi không hẹn trước, khi ngộ được lí này thì chúng ta mới nhận được chân giá trị của sanh tử, để mạnh dạn mà rằng: “Giã từ giác mộng Thiên Thai / Vô biên ngày ấy Như Lai gọi về”. Thầy dạy, tỉnh mộng rồi thì cõi tiên cũng không cần nữa, bởi vì cõi tiên cũng là huyễn mộng, chẳng qua là cơn mộng dài nên ta dại xem là thật. Tỉnh mộng rồi thì giấc mộng ngắn, dài đều như nhau, ta nào còn tham đắm; để rồi từ trong “Vô biên ngày ấy Như Lai gọi về”, Như Lai là bản tánh sẵn có trong mỗi chúng ta. Như Lai gọi về là về với bản tánh chân thật của chúng ta, không cần tìm hạnh phúc đâu xa nữa, hạnh phúc ở tại chính mình rồi.
Qua hai câu kết này, thầy dạy, chúng ta phải biết nương tựa vào chính mình, nương tựa cái giác tánh sẵn có trong mình, đó là nương tựa chân chánh nhất.
Qua hai câu kết này, thầy dạy, chúng ta phải biết nương tựa vào chính mình, nương tựa cái giác tánh sẵn có trong mình, đó là nương tựa chân chánh nhất.
Chúc HĐ đón tết Đoan Ngọ nhiều vui !
Trả lờiXóaDạ, em cảm ơn Anh!
XóaEm chúc Anh luôn an vui, ạ!
Chị sang thăm đọc thơ và nghe nhạc thiền hay,chúc đêm an yên em gái HĐMX nhé!yêu em...
Trả lờiXóaKhi nào buồn hay rảnh, Chị cứ qua nha Chị, hii, an yên ở tại lòng mình nữa đó.
XóaEm chúc Chị an vui thật nhiều, ạ!