Pháp (Pāli: Dhamma, Sanskrit: Dharma) là một thuật ngữ quan trọng trong Phật giáo. Pháp có rất nhiều nghĩa, tùy theo từng ngữ cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau.
1/ Pháp đây, nói thu hẹp là Giáo Pháp, là lời Phật dạy, là những định luật thiên nhiên mà đức Phật đã chứng ngộ như: Vô thường, vô ngã, nhân duyên, nghiệp báo v.v...
2/ Theo Từ điển Phật học Tuệ Quang, Từ điển Đạo uyển, Pháp có các nghĩa chính như:
- Luật lệ, tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử, bổn phận, nghĩa vụ, quy củ trong xã hội…
- Điều lành, việc thiện, đức hạnh.
- Đối tượng của tâm ý (pháp trần).
- Giáo pháp của Đức Phật bao gồm Kinh-Luật-Luận.
- Chân lý, thực tại tối hậu, bản thể, tự tính.
3/Hoặc cách giải thích khác là :
“Trong Phật giáo, cái thực chính là Pháp. Pāli là Dhamma, Sanskrit là Dharma, là Pháp được dùng để chỉ cái thực này. ‘Ai thấy Pháp tức là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp’. Chúng ta có thể nói một cách khác: ‘Ai thấy cái thực tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy cái thực’. Pháp là sự thật, là chân lý, là thực tại hiện tiền, là cái đang là. Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền (thấy ngay lập tức), không có thời gian, hãy hồi đầu mà thấy, ngay trên đương xứ, mà mỗi người có thể tự mình chứng nghiệm”.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThuật từ "Pháp" anh chưa hiểu thấu, có phải là kiến thức về "đạo" không nhỉ...?!
Trả lờiXóaDạ, nói về Pháp thì có nhiều cách giải nghĩa lắm.
XóaPháp (Pāli: Dhamma, Sanskrit: Dharma) là một thuật ngữ quan trọng trong Phật giáo. Pháp có rất nhiều nghĩa, tùy theo từng ngữ cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau.
1/ Pháp đây, nói thu hẹp là Giáo Pháp, là lời Phật dạy, là những định luật thiên nhiên mà đức Phật đã chứng ngộ như: Vô thường, vô ngã, nhân duyên, nghiệp báo v.v...
2/ Theo Từ điển Phật học Tuệ Quang, Từ điển Đạo uyển, Pháp có các nghĩa chính như:
- Luật lệ, tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử, bổn phận, nghĩa vụ, quy củ trong xã hội…
- Điều lành, việc thiện, đức hạnh.
- Đối tượng của tâm ý (pháp trần).
- Giáo pháp của Đức Phật bao gồm Kinh-Luật-Luận.
- Chân lý, thực tại tối hậu, bản thể, tự tính.
3/Hoặc cách giải thích khác là :
“Trong Phật giáo, cái thực chính là Pháp. Pāli là Dhamma, Sanskrit là Dharma, là Pháp được dùng để chỉ cái thực này. ‘Ai thấy Pháp tức là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp’. Chúng ta có thể nói một cách khác: ‘Ai thấy cái thực tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy cái thực’. Pháp là sự thật, là chân lý, là thực tại hiện tiền, là cái đang là. Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền (thấy ngay lập tức), không có thời gian, hãy hồi đầu mà thấy, ngay trên đương xứ, mà mỗi người có thể tự mình chứng nghiệm”.
Hôm nào anh rỗi, anh vào đây xem thử ạ.
Xóahttps://timlabode.blogspot.com/
Ôi ! Em thật siêu đẳng. Cảm ơn em nhiều!
XóaUi, em chỉ là người đang học thôi và còn phải học dài dài.
Xóa